|
Đền Lảnh Giang - Duy Tiên - Hà Nam |
Nếu bạn muốn cùng gia đình dã ngoại cuối tuần ở địa điểm du lịch gần Hà Nội thì đền Lảnh Giang là một gợi ý. Với vị trí địa lý thuận lợi, đền Lảnh Giang nằm kề
ngay sông Hồng, trong một vùng có nhiều di tích và dấu ấn lịch sử, cảnh
quan thơ mộng trên bến dưới thuyền, đối diện bên kia sông Hông là phố
Hiến (Hưng Yên) nổi tiếng một thời “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố Hiến”,
đền Lảnh Giang đã
Địa lý
Đền
Lảnh Giang thuộc thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên bên bờ hữu
ngạn sông Hồng, sát cạnh chân đê nối với các tỉnh, Hà Nội, Nam Định nên
rất thuận tiện cho giao lưu bằng đường sông và đường bộ.
Tín ngưỡng
Đền Lảnh Giang thờ 3 vị tướng thời Hùng Duệ Vương.
Căn cứ vào cuốn thần tích “Hùng triều nhất vị thuỷ thần xuất thế sự
tích” (Sự tích ra đời của một vị thuỷ thần triều vua Hùng) cùng sắc
phong câu đối, truyền thuyết của địa phương thì ba vị tướng này đều là
con của Bát Hải Long Vương và nàng Quý. Khi giặc phương bắc kéo tới bao
vây bờ cõi đánh chiếm nước ta, định cướp ngôi báu của Hùng Duệ Vương thì
ba ông đã giúp vua Hùng đánh tan giặc giữ yên bờ cõi giang sơn.
Cùng với việc thờ ba vị tướng thời Hùng, đền Lảnh
Giang còn thờ Tiên Dung công chúa con gái vua Hùng và thờ Chử Đồng Tử
một trong bốn vị thần bất tử của dân tộc. Câu chuyện tình của hai người
là một “Thiên tình sử” đẹp, được dân gian phủ lên chất huyền thoại lung
linh.
|
Đền Lảnh Giang - Duy Tiên - Hà Nam |
Đặc sắc kiến trúc
Đền
Lảnh Giang là một công trình kiến trúc quy mô mang đậm nét phong cách
cổ truyền của dân tộc. Tổng thể kiến trúc gồm ba toà với 14 gian lớn nhỏ
làm theo kiểu chữ Công. Hai bên có nhà khách, mặt bằng nội công ngoại
quốc. Đặc biệt toà Trung đường làm theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái
cong…
Bàn tay khéo léo của các nghệ nhân xưa đục, chạm,
gọt, tỉa tạo nên các mảng trạm khắc với các đề tài tứ linh (Long, Ly
,Quy, Phượng) cổ kính trang nghiêm và thanh thoát sinh động.
Trong quần thể di tích đền Lảnh Giang còn có đền Cửa
Sông (Đền cờ) cách đền Lảnh Giang độ 50m về phía đông. Đền Cửa Sông cũng
là một công trình kiến trúc đồ sộ làm theo kiểu chồng diêm mái cong lợp
ngói nam, mặt tiền giáp với sông hồng, cảnh quan thật thơ mộng, sóng
nước dạt dào.
Không xa đền Lảnh Giang về phía tây qua đê là đền thờ
vua Lê. Sắc phong còn lại ở đền cho biết, đây là ngôi đền thờ vua Lê
Thái Tổ Cao Hoàng đế. Sở dĩ dân lập đền thờ, vì vua Lê đã về đây để kiểm
tra các quan lại của địa phương việc thi hành các luật lệ của Triều
đình. Tại khu vực đền vua Lê còn có các địa danh như: khu vườn vua, khu
sân chơi, khu mâm sôi đắp rồng chầu phượng múa, khu dinh ngự…đã phần nào
chứng minh sự kiện vi hành của vua.
Lễ hội
Đến thăm quần thể di tích đền Lảnh Giang du khách sẽ
có dịp dự lễ hội của đền. Lễ hội hàng năm mở cửa vào các ngày từ 18 đến
25 tháng 6 và tháng 8 hàng năm. Tục lệ xưa: Ngày 18 nhân dân địa phương
tổ chức chồng kiệu, kéo cờ thần trước cửa đền, Những ngày sau là công
việc chuẩn bị cho tế lễ. Ngày 21 làm lễ cáo kỵ, từ 22 – 24 là chính tế,
ngày 25 lễ tạ, hạ cờ. Đồ tế thường là cỗ chay, lợn đen, rượu, hoa quả,
bánh trái…
Cùng với tế lễ, địa phương còn tổ chức rước kiệu
thánh xung quanh đền. Trong những ngày tế chính nhân dân các thôn xã lân
cận Hoàn Dương, Đô quan, đền Yên Từ - nơi thờ Nguyệt Hoa công chúa đệ
nhị cung tần cua Hùng thứ 18 (Hùng Duệ Vương) cũng đều chồng kiệu rước
về đền Lảnh Giang bái vọng.
Phần hội được tổ chức phong phú đa dạng với các trò
chơi truyền thống như múa rồng, múa lân, múa sư tử, võ thuật, đánh gậy,
chọi gà, tổ tôm điếm, bắt vịt dưới nước, cùng các hoạt động văn nghệ như
chiếu chèo sân đền…
Bên cạnh các trò chơi truyền thống, các hoạt động văn
hoá thể thao diễn ra càng làm tăng thêm không khí tưng bừng của ngày
hội như thi đấu cầu lông, bóng bàn, bóng truyền, bóng đá và các tối giao
lưu văn nghệ giữa các thôn trong xã và giữa các xã trong huyện.
Lễ hội đền Lảnh Giang là dịp để nhân dân tưởng nhớ
những người có công với dân với nước, đồng thời động viên mọi người phấn
đấu yên tâm xây dựng gia đình, quê hương đất nước.
Từ lâu đền Lảnh Giang vẫn được coi là nơi linh
thiêng. Khách đến đề Lảnh Giang không chỉ vào hai kỳ tháng 6 và tháng 8
mở lễ hội, mà những năm gần đây diễn ra hầu như quanh năm. Khách ở
nhiều tỉnh thành phố như Hà Nội, Hải Phòng , thành phố Hồ Chí Minh … về
đây để được đáp ứng nhiều nhu cầu: tín ngưỡng, tâm linh, tìm hiểu lịch
sử, thưởng ngoạn cảnh đẹp…